CÔNG TY CP GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NHẤT TINH

Cung cấp giải pháp toàn diện cho hệ thống Quan trắc Môi Trường

TP.HCM chưa có trạm quan trắc tự động vì chưa có đất

Thứ 7, 23/11/2019, 10:26 GMT+7

Trong những ngày qua tại TP.HCM, tình trạng ô nhiễm không khí được ghi nhận có sự gia tăng đáng kể các chất NO2, SO2, CO và cả bụi mịn PM2.5...

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 1-10, ông Cao Tung Sơn, giám đốc Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường (Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM), cho biết thời điểm hiện tại mức độ ô nhiễm môi trường tại TP.HCM đã giảm xuống nhiều so với tháng 9.

Vào thời điểm cuối tháng 9, kết quả quan trắc 30 vị trí môi trường của Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường cho thấy chất lượng không khí từ ngày 3 đến 20-9 có sự gia tăng đột biến của các chất ô nhiễm như bụi lơ lửng, NO2, SO2, CO... trong các ngày 18 đến 20-9.

Cao nhất là ngày 20-9, bụi lơ lửng tăng gấp 2,19 lần, NO2 tăng 1,41 lần, CO tăng 1,4 lần. Đặc biệt ghi nhận sự gia tăng bụi mịn PM10, PM2.5 gia tăng từ 1,9-2,2 lần.

Với hành vi đốt rác gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính (ảnh chụp một điểm đốt rác tự phát khu vực hồ Đá gần làng ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: T.T.D.Theo ông Sơn, tình trạng ô nhiễm không khí có liên quan đến hiện tượng mù, là kiểu thời tiết đặc trưng trong thời điểm giao mùa ở Nam Bộ.

Giải thích rõ hơn, ông Sơn cho biết đây là dạng mù khô. Trời lặng gió, cùng với đó độ ẩm cao đã tạo điều kiện bụi mù kết tụ.

Hơn nữa hiện tượng nghịch nhiệt (dưới mặt đất lạnh, phía trên nóng) khiến khói bụi là đà mặt đất mà không phát tán được lên cao. Những yếu tố trên góp phần làm ô nhiễm không khí tại TP.HCM tăng cao trong những ngày tháng 9.

"Hiện tại các chỉ số quan trắc đã được công khai. Nhưng do việc quan trắc thủ công, gián đoạn, thông số về môi trường bị chậm khoảng 1 tháng so với thực tế.

Chúng tôi cố gắng có thể thông tin kết quả quan trắc chất lượng không khí chậm nhất 3 ngày sau khi xảy ra những vấn đề môi trường đặc biệt, người dân quan tâm" - ông Sơn nói.

Trong khi tại TP Hà Nội đã được đầu tư hệ thống quan trắc tự động nhưng đến nay TP.HCM vẫn còn quan trắc thủ công, ông Sơn cho biết thời gian đầu tiến độ thực hiện đề án bị gián đoạn do việc tách Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường trực tiếp thuộc Sở Tài nguyên - môi trường chứ không thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường như trước đây.

Sau khi đã ổn định cơ quan chủ quản thì phát sinh thêm việc thiếu quỹ đất để xây dựng hệ thống trạm quan trắc tự động.

"Nhiều địa phương ý thức được đây là công trình của thành phố nên đã nhanh chóng giao đất cho chúng tôi.

Tuy nhiên có nhiều vị trí địa phương phải họp bàn nhiều lần, thay đổi địa điểm khiến việc triển khai bị kéo dài.

Chúng tôi đã đề xuất, báo cáo Sở Tài nguyên - môi trường có văn bản đề nghị các đơn vị hỗ trợ nhưng vẫn còn hơn 10 vị trí chưa đạt được thống nhất" - ông Sơn nói. Cũng theo ông Sơn, sớm nhất khoảng năm 2021 TP.HCM mới có các trạm quan trắc tự động.

Cần 100-200 tỉ đồng phát triển công viên, cây xanh

Theo quy hoạch, diện tích cây xanh bình quân trên địa bàn TP.HCM là 6-7 m2/người nhưng hiện nay chỉ có khoảng 0,5 m2/người.

Tổng diện tích cây xanh so với yêu cầu chỉ 8%. Các khu đô thị mới được quy hoạch đều có dành một phần diện tích cho cây xanh tương ứng chỉ tiêu 7 m2/người nhưng thực tế chỉ đạt 0,5 m2/người.

Để tăng tỉ lệ cây xanh, theo ông Lê Hòa Bình - giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cần có một nguồn vốn riêng cho việc phát triển công viên công cộng (tương ứng khoảng 100-200 tỉ đồng mỗi năm). Mục tiêu đặt ra mỗi năm sẽ phát triển tối thiểu 10-20ha đất công viên công cộng.

Theo tuoitre.vn

Chia sẻ:
Ý kiến bạn đọc